Tâm lí mẹ bầu khi sinh con đầu lòng

Tâm lí mẹ bầu khi sinh con đầu lòng

Một thời gian sau ngày kết hôn, người vợ mang thai là niềm hạnh phúc vô bờ bến của cả hai vợ chồng. Bé con trong mơ ước sẽ phát triển trong bụng mẹ khoảng 9 tháng. Điều tuyệt vời này sẽ mang lại cho hai vợ chồng niềm vui khôn tả cùng với sự lo lắng, hồi hộp...đặc biệt là người vợ. Bên cạnh sự thay đổi về hình dáng cơ thể (bụng dần to lên, cân nặng cơ thể tăng, đi lại ngày càng khó khăn...) còn có sự thay đổi nội tiết trong thời kì mang thai nên tâm lí mẹ cũng có những thay đổi.  


Khi sinh con đầu lòng, mẹ cần phải xác định rõ ràng: thai nghén là hiện tượng sinh lý mà hầu hết phụ nữ đều trải qua. Vì vậy, khi có thai và sinh đẻ người phụ nữ cần phải hiểu và chấp nhận một số vấn đề có thể xảy ra đối với sức khỏe của bản thân, mẹ bầu cần hiểu biết một số kiến thức cần thiết và đặc biệt là chuẩn bị tâm lý trong giai đoạn này.


Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần


Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu

Kể từ khi phát hiện mang thai và chuẩn bị sinh con đầu lòng, mẹ luôn trong tâm trạng băn khoăn, lo lắng làm thế nào để bé yêu phát triển tốt .Cảm giác mình phải chịu toàn bộ trách nhiệm nuôi dưỡng thai nhi phát triển và chăm sóc bé thật khỏe mạnh khi ra đời đã tạo cho mẹ bầu một áp lực không nhỏ. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết làm mẹ sẽ có triệu chứng ốm nghén:


Buồn nôn, nôn, không ăn được nên mẹ bầu không dám ăn,. Việc cố phải ăn cho con đôi khi cũng gây nên sự suy nghĩ mệt mỏi cho mẹ. Do đó trước mỗi bữa ăn mẹ sẽ có cảm giác sợ ăn.

Mệt mỏi, chóng mặt, tiết nhiều nước bọt, chán nản.

Buồn ngủ, ngáp vặt, mất ngủ.

Tham khảo: Biểu hiện ốm nghén


Trong giai đoạn này đôi khi mẹ thường có cảm giác buồn chán, tự ti và lo lắng, mệt mỏi nhưng mẹ phải biết là những thay đổi này sẽ mất đi theo sự lớn lên của thai nhi mà phấn đấu vượt qua, cố gắng tạo cho mình sự thoải mái, ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hợp lí để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sức khỏe chính mình. Mẹ cần tranh thủ sự hỗ trợ của người thân về mặt tinh thần cũng như kinh nghiệm thực tế để vượt qua giai đoạn đầu. Mẹ cũng cần đến cơ sở y tế sớm  để được tư vấn chăm sóc và bảo vệ thai kỳ.


Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu


Trong 3 tháng giữa mang thai

Tâm lý của mẹ đã quen dần với việc mang thai, ổn định và bình tĩnh hơn. Trong giai đoạn này, các triệu chứng ốm nghén hầu như không còn, đa số mẹ có cảm giác khỏe hơn, tinh thần thoải mái hơn, ngủ ngon hơn và đã tìm hiểu thêm nhiều thông tin nên chủ động chăm sóc thai nhi và bản thân nhiều hơn. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ sẽ:


Có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.

Cảm giác ẩm ướt vùng kín do khí hư ra nhiều.

Cảm giác thai bắt đầu máy từ tháng thứ tư, thứ năm. Bắt đầu vào tháng thứ 4, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để khám sàng lọc và nhận tư vấn chăm sóc thai trong 3 tháng giữa. Đặc biệt là khi đi khám sàng lọc, mẹ sẽ rất hồi hộp và lo sợ về kết quả, do vậy mẹ cần chuẩn bị tốt tâm lý trước và luôn suy nghĩ tích cực lạc quan trước kết quả nhận được.

Tham khảo: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh


Trong giai đoạn này bé đang phát triển, bụng mẹ to dần, mẹ nên quan tâm đến ăn mặc, đi đứng hơn.


Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 2


Trong 3 tháng cuối thai kỳ

Sự phát triển của  bé yêu trong bụng càng lớn làm mẹ sẽ trở nên khó khăn trong đi lại, sinh hoạt, nghỉ ngơi:


Mẹ có cảm giác đau, căng tức bụng dưới  khi thai cử động.

Đôi khi mẹ căng thẳng do mất ngủ, chuột rút, đi tiểu nhiều.

Lo lắng khi vú tiết sữa non và có cảm giác tức thở, phù nhẹ ở mắt cá chân.

Đó là điều bình thường xảy ra trong ba tháng cuối nên  mẹ phải biết để tránh sự lo lắng ảnh hướng đến sức khỏe mẹ và bé yêu. Mẹ cần đến cơ sở y tế khám thai, nhận tư vấn chăm sóc, chọn nơi sinh an toàn, tiêm SAT phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm sớm... Trong giai đoạn này cảm giác nặng nề chen lẫn một số lo lắng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và  bé vì vậy mẹ cần biết để vượt qua chuẩn bị cho cuộc vượt cạn an toàn.


Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối


Chuyển dạ và sinh con:

Cho dù tâm lý mẹ ổn định tốt trong suốt thời kì mang thai và sinh con đầu lòng  thì khi đến giai đoạn chuyển dạ nhiều mẹ bầu vẫn  rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi và khủng hoảng:


Sợ hãi khi ra" mè tây", vỡ ối.

Những cơn đau quá sức chịu đựng ( đau như đau đẻ).

Lo lắng sinh con không như ý muốn.

Lo lắng không tự sinh đẻ được.

Lo sợ mổ đẻ.

Lo sợ rủi ro... 

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ



Mẹ bầu cần xác định thai nghén, sinh con là sinh lý bình thường để bình tĩnh vượt qua. Việc đi khám thai càng sớm càng tốt và khám thai định kỳ 3 lần trở lên trong thời kì mang thai sẽ giúp mẹ bầu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mẹ và bé là việc cần thiết góp phần làm mẹ bầu ổn định tinh thần, thai nhi được theo dõi liên tục và phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm và chọn nơi sinh an toàn, chủ động trong mọi tình huống.


Được làm mẹ là một hạnh phúc vô biên đồng thời cũng là một nhiệm vụ không dễ dàng của người phụ nữ đặc biệt là mẹ sinh con lần đầu. Vì vậy lần đầu sinh em bé,  mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức cần thiết để bình tĩnh vượt qua những khó khăn cho việc chăm sóc tốt cho bé yêu từ trong bụng và khi bé chào đời.


Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Giacủa HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.


Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ